Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

VẢY NẾN Ở THÊ MỦ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Vẩy nến thể mủ là một thể nặng của bệnh vảy nến có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt, tiến triển phức tạp hay tái phát, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.


Nhiều dạng vẩy nến thể mủ


Bệnh vẩy nến thể mủ được chia làm hai nhóm chính là khu trú và lan tỏa. Vẩy nến thể mủ khu trú ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và có khuynh hướng tiến triển mạn tính (thể Barber); viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau. Vẩy nến thể mủ lan tỏa, thương tổn lan rộng toàn thân, tiến triển bán cấp đến cấp tính, có thể khởi phát đột ngột đe dọa tính mạng bệnh nhân gồm: toàn thân cấp tính (thể Von Zumbusch); bệnh ở phụ nữ mang thai (chốc dạng herpes - Impetigo Herpetiforme); bệnh ở thanh thiếu niên; dạng vòng cung, dạng đồng tiền, dạng dải.




vẩy nến toàn thân




Biểu hiện của vẩy nến thể mủ


Có khoảng 25 - 30% bệnh nhân bị vẩy nến thể mủ trước đó đã bị vẩy nến thể thông thường. Những người mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu β tan huyết nhóm A; phụ nữ có thai; tác dụng của ánh sáng mặt trời, bỏng nắng và stress cũng có thể gây vẩy nến thể mủ. Bệnh toàn thân cấp tính Von Zumbusch: thường sốt nhẹ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn trước khi có thay đổi rõ ràng trên da hoặc thấy đau rát ở vùng da sắp xuất hiện thương tổn. Thương tổn đặc trưng của bệnh là dát đỏ, nề, trên có những mụn mủ vô khuẩn. Dát đỏ xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh trong vòng 1 ngày, da trở nên đỏ rực như bỏng lửa, căng nề. Thương tổn lan nhanh thành đám rộng, vùng nếp gấp, sinh dục có nhiều thương tổn. Bệnh có thể tiến triển tới đỏ da toàn thân nhưng mặt và lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không bị tổn thương. Mụn mủ: trên nền dát đỏ, trong vòng vài giờ, xuất hiện các mụn mủ kích thước rất nhỏ khoảng một vài milimet, rất nông, màu trắng sữa, mọc thành đám hoặc rải rác. Mụn mủ phẳng hoặc gồ cao, xung quanh có quầng đỏ sẫm. Có thể có nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành “hồ mủ” đường kính rộng 1 - 2cm. Sau vài ngày mụn mủ xẹp, chuyển sang giai đoạn bong vảy kéo dài một đến nhiều tuần, sau đó đỏ da nhạt dần rồi trở lại bình thường. Mụn mủ mọc thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài giờ đến vài ngày, một số trường hợp có thể dai dẳng vài tuần. Khi các mụn mủ cải thiện thì các triệu chứng toàn thân thường giảm và hết.


Trong thời gian mụn mủ xuất hiện, bệnh nhân sốt cao có thể đến 40°C, nhức đầu, rét run, thể trạng suy sụp, mạch nhanh, thở nhanh nhưng không có thương tổn nội tạng. Hạch có thể có trước hoặc trong khi nổi mụn mủ. Tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực.


Các thương tổn khác gồm: móng tay móng chân dày, loạn dưỡng, phổ biến tình trạng làm mủ dưới móng và tách móng; viêm khớp; tổn thương niêm mạc...


Xét nghiệm thấy: Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, có thể tăng đến 32.000. Giảm albumin máu. Men gan tăng như phosphatase kiềm, transaminase và tăng bilirubin. Giảm thanh thải creatinin, có thể bị suy thận do hoại tử ống cấp gặp trong thể lan tỏa. Mụn mủ thường vô khuẩn hoặc chỉ nhiễm tụ cầu, liên cầu.




ấu trùng vẩy nến


Thuốc có thể dùng là: steroids toàn thân đặc biệt là trường hợp mắc bệnh nặng có viêm khớp vì thuốc có tác dụng nhanh kể cả triệu chứng viêm khớp, nhưng đó chỉ là tác dụng tạm thời. Mặt khác, steroids đã được xác định là có liên quan đến khởi phát vẩy nến thể mủ, đặc biệt là sau khi ngừng điều trị thì bệnh tái phát nặng hơn, còn gọi là hiện tượng “bật bóng”. Vì vậy, việc sử dụng steroids trong điều trị cần phải rất thận trọng. Methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác: các nghiên cứu đã cho thấy điều trị bằng methotrexat kết quả thường chậm nhưng tiên lượng lâu dài lại tốt hơn so với steroids. Tuy dùng methotrexat bệnh vẫn có thể tái phát khi dừng thuốc, nhưng không thấy hiện tượng bệnh tăng nặng như dùng các steroids. Vitamin A được đánh giá là có tác dụng tốt trong điều trị vẩy nến thể mủ, nhưng cần lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

BỆNH GHẺ VÀ CÁCH PHÒNG


Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đã vậy, khi người bệnh càng lo lắng về bệnh tật thì tình trạng bệnh lại càng nặng thêm


Gần 10 năm bị bệnh vảy nến, ông Nguyễn Thái S., 58 tuổi, ở Hà Nội, tốn không biết bao nhiêu tiền để chữa căn bệnh này. Ông S. chỉ là một trong số gần 2,5 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến và không thể chữa khỏi hoàn toàn.
chuối xanh

Stress làm bệnh nặng thêm

Ông Sơ. kể từ khi phát hiện mắc bệnh vảy nến, ông đã vào Nam, ra Bắc, tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh. Mấy tháng trước, nghe đồn có thầy lang ở miền trong  chữa khỏi bệnh với giá 50 triệu đồng, ông mang tận nơi đặt cọc 30 triệu đồng lấy thuốc lá uống, thuốc tắm, rồi bôi nhưng sau 1 tháng điều trị, bệnh ngày càng nặng. Ông Sơ. trở lại Bệnh viện Da liễu  trong tình trạng các khớp tay biến dạng, 2 tay và ngực xuất hiện nhiều mảng đỏ, các móng tay bị ăn khuyết dần. “Mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh càng nặng hơn. Mắc bệnh này khổ lắm, chân tay, người ngợm đầy ghẻ lở. Người thân nhìn mình cũng sợ…” - ông Sơ. nói
Được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến thể nhẹ cách đây 2 năm nhưng chỉ sau những đêm thức trắng vì buồn chuyện gia đình, toàn thân chị Trần Thanh ,48 tuổi, ở hạ long - quảng ninh, loang lổ những mảng đỏ, bong vảy, ngứa ngáy, mắt mũi sưng húp. BS Việt Nga,  cho biết đến nay thế giới cũng chưa tìm ra căn nguyên của bệnh vảy nến song đã xác định được bệnh có liên quan đến sự rối loạn của hệ miễn dịch, cơ địa bệnh nhân.

ghẻ toàn thân


“Chỉ có duy nhất đó là “bài thuốc đông y” và  tinh thần toải mái, là người bệnh hãy chấp nhận nó, sống vui vẻ với nó, bệnh sẽ nhẹ đi. Nếu biết cách phòng ngừa, bệnh có thể ít tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ để bệnh nhân có thể chung sống với bệnh một cách tốt nhất. Hơn nữa, để chữa được bệnh, 50% không phải do bác sĩ mà do tâm lý của người bệnh” - chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam chia sẻ.