Chủ Nhật, 29 tháng 12, 2013

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG



Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, gia truyền quảng cáo chữa khỏi vảy nến hoàn toàn là không chính xác. Tuy nhiên, vảy nến không hề lây lan.

Bị kỳ thị vì mang bệnh

Nguyễn Văn Nam , 23 tuổi, ở Hà Nội bị bệnh vảy nến đã hơn 7năm. anh nam kể lại, trước đây ông làm thợ xây nhưng không hiểu sao chỉ sau một đêm ngủ dậy, bỗng nhiên các khớp ngón tay bị sưng. Vào viện khám, các bác sỹ cũng chỉ cho uống thuốc viêm khớp. Được nửa năm, trên cơ thể ông bắt đầu xuất hiện các nốt đỏ bong tróc, sau dần cả người loang lổ những mảng đỏ, ngứa, bong vảy. Hết dùng thuốc, Tây y… nhưng bệnh vẫn không khỏi.

vảy nến toàn thân
Khi biết cơ thể ông nổi đầy nốt, mọi người xung quanh nghĩ ông bị HIV nên đã xa lánh. Quá sợ hãi, vợ con ông cũng từ bỏ ông. Vào trung tâm đào tạo và nghiên cứu thuốc đông y việt nam được xác định là bị vảy nến. “Mấy năm trước tôi cũng đến BV Da liễu TƯ điều trị, toàn thân đã hết các nốt và giờ lại bị lại. Đến giờ thì các khớp bàn tay đã biến dạng khiến tôi hầu như không thể cầm, nắm được. Để lấy tiền chữa trị, đất cát gia đình đã lần lượt bán hết”,anh nam cho biết.

cây thuốc nam
Bị bệnh 6 năm, chị Nguyễn Thị Hà, 42 tuổi ở hà giang cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chị kể, sau một năm bị bệnh, chồng chị bỏ đi để lại cho chị nuôi hai đứa con nhỏ. Ban đầu khi mắc bệnh, dọc hai cánh tay chị xuất hiện những mảng tổn thương, lở loét. Chị đã đi chữa nhiều nơi, dùng cả thuốc của các thầy lang từ Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An… nhưng các nốt vảy da không liền mà xuất hiện nhiều hơn. Có lúc chúng phát trên da đầu, bóc ra từng mảng trắng, ngứa ngáy thậm chí bốc mùi hôi khó chịu. Sau khi đến trung tâm đào tạo và nghiên cứu thuốc đông y việt nam, chị được xác định là bệnh vẩy nến nên đã yên tâm điều trị. 

Đàn ông mắc nhiều hơn phụ nữ
ké đầu ngựa
Theo BS Việt Nga, mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh vảy nến, nhưng hay gặp nhất là lứa tuổi lao động, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh vảy nến có hai thể là do bẩm sinh khi vừa sinh ra đã bị; phát bệnh khi đã 20   
vảy nến toàn thân
- 40 tuổi, thậm chí có người trên 50 tuổi mới biểu hiện bệnh.

Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc căn bệnh này. “Đây là bệnh mạn tính, làm tổn thương da và khớp của bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vảy da như vảy cá, gây ngứa. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Nặng hơn nữa có thể vào móng, khớp, thường là các móng tay dày lên. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp…”, ông Trường cho biết.

Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, vảy nến có thể liên quan chặt chẽ đến một số bệnh đe doạ đến tính mạng như tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, bệnh béo phì và có thể dẫn đến tử vong. Về thể chất, bệnh vảy nến mang đến sự khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn tại các tổn thương trên da gây nứt và chảy máu. Những người mắc bệnh này thường mặc cảm với bản thân, tự ti. Họ còn bị cộng đồng kỳ thị vì nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai và thậm chí cả HIV/AIDS.

Thứ Bảy, 28 tháng 12, 2013

ĐIỀU TRỊ VẢY NẾN Ở ĐÂU TỐT NHẤT


Bước tiến mới trong điều trị bệnh vảy nến


 - Không như những bệnh ngoài da khác; bệnh vảy nến là 1 trong những bệnh làm huỷ hoại nhanh các tế bào da, làm giảm sức đề kháng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lao động, học hành và giao tiếp. Làm thế nào để điều trị tận gốc căn bệnh này? Hiện nay trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam đã xử lý triệt để bệnh vảy nến, giúp cho sức khoẻ người bệnh tốt lên thực sự.


Vảy nến có đặc tính là hay tái phát; tróc vảy ở da; khi đã tái phát thường là bệnh nặng hơn. Theo các lương y ở  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam thì người bệnh chỉ cần chú ý giữ tâm trạng tốt, thoải mái, cũng như ăn uống sinh hoạt đúng cách và giữ sạch sẽ thì việc dùng thuốc đông y của  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam sẽ cho người bệnh được khỏi hẳn.

vảy nến

Bên cạnh đó  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam có thuốc đông y gia truyền đặc trị uống cho hết phong ngứa trong người, giúp cơ thể mát dần, các lớp vảy không còn cơ chế tăng sinh tế bào nữa, da dẻ láng mịn. Do hiểu rõ bệnh vảy nến hoàn toàn không thông thường như những bệnh ngoài da khác nên phương chữa trị của trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam luôn nhằm tới cái “gốc” để trị dứt bệnh với những loại thuốc uống được kết hợp hàng chục loại thảo dược. Có những loại thảo dược phải ươm trồng trên những ngọn đồi vùng rừng núi phía Bắc mới phù hợp với thời tiết, khí hậu; có những vị thuốc phải cất công vào tận những bản làng heo hút để thu hái, nếu thiếu những vị thuốc này không thể làm nên một phương thuốc độc đáo để đặc trị căn bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, từ loại thuốc tắm rất công hiệu đến thuốc bôi làm cho nhanh khỏi bệnh. Khi khỏi bệnh  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam còn hướng dẫn cho người bệnh về cách ăn uống, phòng tránh sau khi khỏi bệnh, kết hợp tất cả những yếu tố đó mới có thể chữa trị dứt điểm và thành công. Đây là bước tiến mới cho trị dứt hẳn bệnh vảy nến ở  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam.



vảy nến ở chân
Những người mắc bệnh vảy nến thường để bệnh âm ỉ kéo dài vài năm, có khi ban đầu chỉ một chút ít trên người nhưng sau đó loang lên đầu dẫn đến rụng tóc. Khi bệnh trầm trọng mới đi chữa thì bệnh kéo theo ảnh hưởng các bệnh khác như: khớp, gan, thận, tiểu đường, dạ dày, bệnh nhân đến với  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam, sẽ được hướng dẫn tỉ mỉ cách sử dụng thuốc trị vảy nến đồng thời chữa trị dứt các bệnh liên quan khác như : khớp, gan, thận, tiểu đường, giúp sức khỏe tốt lên thực sự. Khi chữa trị ở  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam, người bệnh hoàn toàn yên tâm vì các loại thuốc bào chế đều hoàn toàn từ thảo dược. 

Anh Trần Lương Tài ở : (hà nội) cho hay : "Tôi bị vảy nến rất nặng, trước khi đến  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam tôi đã dùng nhiều thuốc tây, nên sau đó các khớp của tôi sinh đau, ngồi xuống đứng lên hay xa xẩm mặt mày; nhưng từ khi biết được phương thuốc quý của  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam, tôi đã hết hẳn bệnh vảy nến, chứng khớp và chóng mặt của tôi cũng hết; thật là biết ơn đối với  trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc đông y việt nam, phương thuốc vô cùng hữu hiệu".
vảy nến ở tay
Từ những đóng góp lớn lao vào việc chữa bệnh, đặc biệt là những bài thuốc quý cổ phương, những bí quyết đã lưu truyền, kết hợp với nỗ lực của các lương y đã được bình chọn là Doanh Nghiệp Xuất Sắc Uy Tín qua mạng năm 2003, cúp vàng "Trái Tim Vì Sức Khỏe Người Việt" năm 2011 do Bộ Y Tế trao tặng.

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

VẨY NẾN PHẤN HỒNG



Bệnh vẩy phấn hồng là bệnh ngoài da có dấu hiệu là các dát đỏ bong vẩy ở hai bên hông trước ngực, lưng, bụng, ít khi ở cổ và cánh tay theo đường căng của da xuất hiện những vết hình bầu dục, kích thước khác nhau, màu hồng và đỏ, phủ vẩy mỏng, kèm theo ngứa. 


biểu hiện vẩy nến

Nguyên nhân của bệnh Vẩy Phấn Hồng Ngoài Da:

Bệnh Vẩy Phấn Hồng ngoài da do nhiều yếu tố nên việc điều trị sẽ được các lương y trong nhà thuốc tìm hiểu kỹ căn nguyên gây bệnh của mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau cho mỗi người bệnh để đạt hiệu quả cao. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt qua mỗi lần điều trị . Tuy nhiên người bệnh cũng nên làm theo đúng chỉ dẫn của nhà thuốc bôi , uống thuốc đều đặn để bệnh nhanh khỏi.
vay nên ở tay

Cách Điều Trị bệnh Vẩy Phấn Hồng:

thuốc đông y


Do nguyên nhân phát bệnh vẩy phấn hồng có nhiều yếu tố nên việc điều trị sẽ được các lương y Phúc Thanh Đường hướng dẫn thật tỉ mỷ và việc kiểm tra người bệnh phát bệnh theo những nguyên nhân nào sẽ giúp cho việc điều trị được tích cục hơn. Một số bệnh nhân phát bệnh do các nguyên nhân như nấm mốc, côn trùng,
trầu không

nhiễm khuẩn thường dễ chữa trị hơn các nguyên nhân khác. Bên cạnh việc dùng thuốc bôi sẽ ngăn chặn sự phát triển bệnh, từng mảng vẩy phấn hồng sẽ được tiêu diệt và giảm ngứa. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự dễ chịu ngay khi dùng thuốc. Tuy nhiên người bệnh cần bôi thuốc đúng theo liều lượng mà thầy thuốc qui định. Kết hợp với thuốc sắc uống làm giảm sự nóng của vùng da phát bệnh, giảm ngay những vết hồng, đỏ. Như vậy bệnh mới nhanh khỏi được

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

VẨY NẾN DỄ LÂY LAN KHÔNG


Vẩy nến dễ tái phát


Ở Việt Nam, vẩy nến chiếm 3-5% tổng số bệnh nhân đến khám da liễu. Đây là bệnh tự miễn mạn tính, diễn biến trong nhiều năm và rất dễ tái phát.

Vẩy nến biểu hiện trên da bằng các mảng đỏ, có giới hạn rõ với vùng da lành và đóng vẩy trắng đục, thường xuất hiện ở rìa chân tóc, da đầu, vùng nếp gấp, tì đè...

Tùy triệu chứng lâm sàng, vẩy nến được chia thành nhiều thể: vẩy nến thể mảng (thường gặp nhất chiếm khoảng 80%), vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể đảo ngược, vẩy nến thể mủ và vẩy nến thể đỏ da toàn thân,... Trong đó, thể giọt hoặc thể mảng thường lành tính, không gây hại nhiều tới sức khỏe, chỉ gây ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý bệnh nhân trong quan hệ gia đình, xã hội. Riêng các thể: đỏ da toàn thân, mụn mủ thường kèm theo tổn thương nội tạng, tiên phát hoặc thứ phát, nếu không được điều trị, chăm sóc tích cực thì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

vẩy nến



Hầu hết tất cả các loại thuốc điều trị vẩy nến đều đã được sử dụng, bao gồm: thuốc cổ điển (asen, bismut, DDS), thuốc hiện đại (kháng sinh, thuốc ức chế hoặc tăng cường miễn dịch, cyclosporin, interferon, interleukin...) hoặc thuốc kết hợp các chất chống viêm, bạt sừng, tạo da (kem có salicylic, corticoid, diprosalic,...), tuy nhiên, các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, bệnh dễ tái phát khi ngừng thuốc.... Bên cạnh đó, quang hoá liệu pháp được áp dụng cho bệnh nhân mắc vẩy nến mức độ nặng, phương pháp này tuy khá hiệu quả nhưng sau khi điều trị có nguy cơ dẫn đến ung thư da. Ngoài ra, việc điều trị bằng tây y phải theo chỉ định của bác sỹ để tránh những tai biến đáng tiếc.
đông y

Hiện nay, nhiều bác sỹ và bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài để hỗ trợ điều trị, ngăn chặn vẩy nến tái phát, mà thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang nổi bật trong số đó. Với thành phần chính là sói rừng giúp chống tự miễn, tăng sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh... nên sản phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị, ngăn chặn tái phát, cải thiện các triệu chứng và biến chứng của vẩy nến.

Để ngăn chặn vẩy nến tái phát, bên cạnh việc duy trì sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân cần tránh kỳ cọ, bóc da, không chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vẩy), tránh nhiễm khuẩn, không nên dùng các chất kích thích, hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá,... Việc sinh hoạt điều độ, lao động, thể dục thể thao, tắm biển,... rất có lợi cho điều trị và điều quan trọng là phải lạc quan với bệnh tật, tránh căng thẳng trong cuộc sống.

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

VẢY NẾN Ở THÊ MỦ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG




Vẩy nến thể mủ là một thể nặng của bệnh vảy nến có những đặc điểm lâm sàng đặc biệt, tiến triển phức tạp hay tái phát, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.

Nhiều dạng vẩy nến thể mủ

Bệnh vẩy nến thể mủ được chia làm hai nhóm chính là khu trú và lan tỏa. Vẩy nến thể mủ khu trú ở lòng bàn chân, lòng bàn tay và có khuynh hướng tiến triển mạn tính (thể Barber); viêm da đầu chi liên tục của Hallopeau. Vẩy nến thể mủ lan tỏa, thương tổn lan rộng toàn thân, tiến triển bán cấp đến cấp tính, có thể khởi phát đột ngột đe dọa tính mạng bệnh nhân gồm: toàn thân cấp tính (thể Von Zumbusch); bệnh ở phụ nữ mang thai (chốc dạng herpes - Impetigo Herpetiforme); bệnh ở thanh thiếu niên; dạng vòng cung, dạng đồng tiền, dạng dải. 



vảy nến toàn thân
Biểu hiện của vẩy nến thể mủ

Có khoảng 25 - 30% bệnh nhân bị vẩy nến thể mủ trước đó đã bị vẩy nến thể thông thường. Những người mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do liên cầu β tan huyết nhóm A; phụ nữ có thai; tác dụng của ánh sáng mặt trời, bỏng nắng và stress cũng có thể gây vẩy nến thể mủ. Bệnh toàn thân cấp tính Von Zumbusch: thường sốt nhẹ kéo dài một ngày hoặc lâu hơn trước khi có thay đổi rõ ràng trên da hoặc thấy đau rát ở vùng da sắp xuất hiện thương tổn. Thương tổn đặc trưng của bệnh là dát đỏ, nề, trên có những mụn mủ vô khuẩn. Dát đỏ xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh trong vòng 1 ngày, da trở nên đỏ rực như bỏng lửa, căng nề. Thương tổn lan nhanh thành đám rộng, vùng nếp gấp, sinh dục có nhiều thương tổn. Bệnh có thể tiến triển tới đỏ da toàn thân nhưng mặt và lòng bàn tay, lòng bàn chân thường không bị tổn thương. Mụn mủ: trên nền dát đỏ, trong vòng vài giờ, xuất hiện các mụn mủ kích thước rất nhỏ khoảng một vài milimet, rất nông, màu trắng sữa, mọc thành đám hoặc rải rác. Mụn mủ phẳng hoặc gồ cao, xung quanh có quầng đỏ sẫm. Có thể có nhiều mụn mủ liên kết với nhau thành “hồ mủ” đường kính rộng 1 - 2cm. Sau vài ngày mụn mủ xẹp, chuyển sang giai đoạn bong vảy kéo dài một đến nhiều tuần, sau đó đỏ da nhạt dần rồi trở lại bình thường. Mụn mủ mọc thành từng đợt, mỗi đợt cách nhau vài giờ đến vài ngày, một số trường hợp có thể dai dẳng vài tuần. Khi các mụn mủ cải thiện thì các triệu chứng toàn thân thường giảm và hết.

Trong thời gian mụn mủ xuất hiện, bệnh nhân sốt cao có thể đến 40°C, nhức đầu, rét run, thể trạng suy sụp, mạch nhanh, thở nhanh nhưng không có thương tổn nội tạng. Hạch có thể có trước hoặc trong khi nổi mụn mủ. Tỷ lệ tử vong cao nếu bệnh nhân không được điều trị tích cực.

Các thương tổn khác gồm: móng tay móng chân dày, loạn dưỡng, phổ biến tình trạng làm mủ dưới móng và tách móng; viêm khớp; tổn thương niêm mạc...

Xét nghiệm thấy: Bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính, có thể tăng đến 32.000. Giảm albumin máu. Men gan tăng như phosphatase kiềm, transaminase và tăng bilirubin. Giảm thanh thải creatinin, có thể bị suy thận do hoại tử ống cấp gặp trong thể lan tỏa. Mụn mủ thường vô khuẩn hoặc chỉ nhiễm tụ cầu, liên cầu. 



ấu trùng á sừng
Các cách chữa trị

Thuốc có thể dùng là: steroids toàn thân đặc biệt là trường hợp mắc bệnh nặng có viêm khớp vì thuốc có tác dụng nhanh kể cả triệu chứng viêm khớp, nhưng đó chỉ là tác dụng tạm thời. Mặt khác, steroids đã được xác định là có liên quan đến khởi phát vẩy nến thể mủ, đặc biệt là sau khi ngừng điều trị thì bệnh tái phát nặng hơn, còn gọi là hiện tượng “bật bóng”. Vì vậy, việc sử dụng steroids trong điều trị cần phải rất thận trọng. Methotrexat và một số thuốc ức chế miễn dịch khác: các nghiên cứu đã cho thấy điều trị bằng methotrexat kết quả thường chậm nhưng tiên lượng lâu dài lại tốt hơn so với steroids. Tuy dùng methotrexat bệnh vẫn có thể tái phát khi dừng thuốc, nhưng không thấy hiện tượng bệnh tăng nặng như dùng các steroids. Vitamin A được đánh giá là có tác dụng tốt trong điều trị vẩy nến thể mủ, nhưng cần lưu ý không được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.


Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG


Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đã vậy, khi người bệnh càng lo lắng về bệnh tật thì tình trạng bệnh lại càng nặng thêm


vảy nấn ở đùi
Gần 10 năm bị bệnh vảy nến, ông Nguyễn Tân S, 58 tuổi, ở Hà Nội, tốn không biết bao nhiêu tiền để chữa căn bệnh này. Ông S. chỉ là một trong số gần 2,5 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Stress làm bệnh nặng thêm

Ông S. kể từ khi phát hiện mắc bệnh vảy nến, ông đã vào Nam, ra Bắc, tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh. Mấy tháng trước, nghe đồn có thầy lang ở Trung Quốc chữa khỏi bệnh với giá 20 triệu đồng, ông sang tận nơi đặt cọc 10 triệu đồng lấy thuốc lá uống, thuốc tắm, rồi bôi nhưng sau 1 tháng điều trị, bệnh ngày càng nặng. Ông S. trở lại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng các khớp tay biến dạng, 2 tay và ngực xuất hiện nhiều mảng đỏ, các móng tay bị ăn khuyết dần. “Mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh càng nặng hơn. Mắc bệnh này khổ lắm, chân tay, người ngợm đầy ghẻ lở. Người thân nhìn mình cũng sợ…” - ông S. than.
Được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến thể nhẹ cách đây 2 năm nhưng chỉ sau những đêm thức trắng vì buồn chuyện gia đình, toàn thân chị Trần Thanh H., 38 tuổi, ở Quảng Ninh, loang lổ những mảng đỏ, bong vảy, ngứa ngáy, mắt mũi sưng húp.
 
Ngoài ra, tác động từ môi trường sống như stress, chấn thương, nhiễm khuẩn, sự thay đổi của thời tiết… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm. “Đặc biệt, những người bị tress thường dễ phát bệnh vảy nến hơn. Có những bệnh nhân sau khi đối mặt hoặc trải qua những cú sốc liên quan đến mất người thân, công việc… thì bỗng dưng mắc bệnh vảy nến. Thực tế, mầm bệnh này đã tiềm ẩn trong người rồi, khi gặp yếu tố thuận lợi, nó mới phát ra” - BS Tiến giải thích.

Dễ nhầm với giang mai và AIDS

Ông Trần Hồng Trường, Chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam, cho biết vảy nến là bệnh mạn tính, làm tổn thương da và khớp của bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vảy da như vảy cá, gây ngứa. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng, vùng hông. Nặng hơn nữa có thể vào móng, vào khớp, thường là các móng tay dày lên. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp… “Bệnh thể hiện là những tổn thương trên da nên người mắc bệnh này thường xấu hổ và tìm cách che giấu làn da của mình. Nhìn qua dễ bị nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai, thậm chí cả HIV/AIDS” - BS Trường nói.

Giới chuyên môn khẳng định vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Thế nhưng, bệnh này làm bệnh nhân xấu đi và người mắc bệnh rất mặc cảm. Chính tâm lý tự ti, chán nản, stress về bệnh càng làm cho các đợt cấp tái phát nhanh hơn, trầm trọng hơn.
“Người Việt có tâm lý cứ “có bệnh là vái tứ phương” nhưng mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền, cũng không thể khỏi dứt điểm với bệnh vảy nến” - BS Trường nhấn mạnh. Theo BS Trường, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng do tự ý sử dụng thuốc đông y hay thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là dùng thuốc có corticoid dạng tiêm để chữa bệnh vảy nến. Tiêm thuốc này vào có thể một vài tuần sau đó bệnh hết ngay, gần như người bình thường nhưng vài tháng sau, rất nhiều trường hợp bệnh trở lại rất nặng.


“Chỉ có duy nhất đó là “bài thuốc” tinh thần, là người bệnh hãy chấp nhận nó, sống vui vẻ với nó, bệnh sẽ nhẹ đi. Nếu biết cách phòng ngừa, bệnh có thể ít tái phát hoặc tái ph


vẩy nến ở ngực
át ở mức độ nhẹ để bệnh nhân có thể chung sống với bệnh một cách tốt nhất. Hơn nữa, để chữa được bệnh, 50% không phải do bác sĩ mà do tâm lý của người bệnh” - chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam chia sẻ.

Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

VẨY NẾN TOÀN THÂN ĐIỀU TRỊ BẰNG ĐÔNG Y




Vẩy nến là một bệnh tự miễn, được chia làm nhiều thể như: vẩy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể khớp,… trong đó phổ biến và nặng nhất là vẩy nến thể đỏ da toàn thân.


Tùy vào đặc điểm lâm sàng, bệnh vẩy nến được chia thành nhiều thể như: vẩy nến thể mảng, thể giọt, thể mủ, thể đảo ngược, thể khớp và một trong những thể nặng nhất là đỏ da toàn thân. Vẩy nến khiến toàn thân bệnh nhân đỏ căng, bóng, phù nề, đau rát, đau khớp, vì vậy việc điều trị thường rất khó khăn.





Vẩy nến thể đỏ da toàn thân thường là tiến triển từ vẩy nến thể giọt hoặc biến chứng của các thể nhẹ do điều trị không đúng cách, đặc biệt là do dùng corticoid đường toàn thân. Đối với thể này, da của bệnh nhân đỏ căng, có thể khô, tróc vẩy, chảy nước, toàn thân đỏ như con tôm luộc khiến họ đau đớn, khó chịu. Ngoài ra,vẩy nến thể đỏ da toàn thân còn liên quan đến một số bệnh lý khác như: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch… 

Trước thực tế đó, nhiều bệnh nhân đang tin tưởng lựa chọn các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, an toàn khi dùng lâu dài, điển hình cho xu hướng này là thực phẩm chức năng Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng giúp chống tự miễn, đồng thời kết hợp với các dược liệu quý khác như: bạch thược, nhàu, nhũ hương, hoàng bá, thổ phục linh,… có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn tái phát bệnh vẩy nến nói chung cũng như vẩy nến thể đỏ da toàn thân nói riêng.

Bên cạnh việc sử dụng Kim Miễn Khang, bệnh nhân vẩy nến thể đỏ toán thân cần có một tinh thần lạc quan, cần ăn các loại quả có nhiều beta-carotin như: trái bơ, cà rốt, xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da. Ăn càng nhiều rau xanh càng tốt, đặc biệt là cải xoăn, tránh các tác nhân kích thích từ rượu, bia, thuốc lá… để có được một kết quả điều trị cao nhất, chế độ ăn uống cũng quang trọng, không nên ăn nhiều chất đạm, chỉ nên ăn uống thức ăn có nhiều chất sơ, và ăn nhiều hoa quả

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

BỆNH VẨY NẾN HỒNG



BỆNH VẨY PHẤN HỒNG NGOÀI DA



Bệnh vẩy phấn hồng ngoài da là bệnh ngoài da có dấu hiệu của bệnh là các vết đỏ có thể phát hiện ở hông, ngực, lưng, bụng, bệnh thường ít phát trên cổ và cánh tay. Khi bệnh phát ra ta có thể thấy được các đường căng của da sẽ có những vết hình bầu dục có nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, màu hồng và đỏ gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.



Bệnh Vẩy Phấn Hồng Ở Tay Bệnh Vẩy Phấn Hồng Ở Lưng


NGUYÊN NHÂN BỆNH VẨY PHẤN HỒNG NGOÀI DA


Bệnh Vẩy Phấn Hồng ngoài da do nhiều yếu tố nên việc điều trị sẽ được các lương y trong nhà thuốc tìm hiểu kỹ căn nguyên gây bệnh của mỗi người sẽ có cách điều trị khác nhau cho mỗi người bệnh để đạt hiệu quả cao. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự thuyên giảm rõ rệt qua mỗi lần điều trị . Tuy nhiên người bệnh cũng nên làm theo đúng chỉ dẫn của nhà thuốc bôi , uống thuốc đều đặn để bệnh nhanh khỏi.

ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY PHẤN HỒNG NGOÀI DA

Bệnh vẩy phấn hồng ngoài da do nhiều nguyên nhân gây nên vì thế việc chữa và điều trị bệnh vẩy phấn hồng ngoài da khi người bệnh đến khám và chữa tại http://www.bacsivaynen.com/ sẽ được kiểm tra và điều trị một cách kỹ lưỡng để mang lại kết quả khả quan nhất cho người bênh. Đối với nhiều người bệnh phát do nấm, mốc, công trùng thì việc chữa dứt điểm căn bệnh này sẽ không khó khăn. Bên cạnh việc dùng thuốc bôi sẽ ngăn chặn sự phát triển bệnh, từng mảng vẩy phấn hồng sẽ được tiêu diệt và giảm ngứa. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được sự dễ chịu ngay khi dùng thuốc. Tuy nhiên người bệnh cần bôi thuốc đúng theo liều lượng mà thầy thuốc qui định. Kết hợp với thuốc sắc uống làm giảm sự nóng của vùng da phát bệnh, giảm ngay những vết hồng, đỏ. Như vậy bệnh mới nhanh khỏi được
Lưu y : các bạn cũng nên ăn kiêng để bệnh nhanh khỏi, không nên ăn cay nóng và uống rượu bia điều này sẽ làm kháng thuốc và làm cho bênh lây lan nhanh hơn,
các bạn cũng không nên tiếp xúc nhiều với hóa chất ĐB là xa phòng, và các hóa chất dơn giản như sơn móng tay móng chân,...

Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2013

VẢY NẾN CHỮA NHƯ THẾ NÀO ?



Bệnh vẩy nến (còn có tên gọi là Psoriasis) được biết đến từ thời thượng cổ và là một trong những bệnh da rất hay gặp ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Đây là bệnh không lây nhiễm như nhiều người nhầm tưởng.


Biểu hiện của bệnh vẩy nến là gì?

- Thương tổn da: Hay gặp và điển hình nhất là các dát đỏ có vẩy trắng phủ trên bề mặt, vẩy dày, có nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong và giống như giọt nến (Vì vậy có tên gọi là “Vẩy nến”). Kích thước thương tổn to nhỏ khác nhau với đường kính từ 1- 20cm hoặc lớn hơn.

Vị trí điển hình nhất của các dát đỏ có vẩy là vùng tì đè, hay cọ xát như: khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cùng, mông. Tuy nhiên sau một thời gian tiến triển các thương tổn có thể lan ra toàn thân.

- Thương tổn móng: Có khoảng 30% - 40% bệnh nhân vẩy nến bị tổn thương móng tay, móng chân. Các móng ngả màu vàng đục, có các chấm lỗ rỗ trên bề mặt. Có thể móng dày, dễ mủn hoặc mất cả móng.

- Thương tổn khớp: Tỷ lệ khớp bị thương tổn trong vẩy nến tùy từng thể. Thể nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Trong khi đó ở thể nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn… Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.
Vẩy nến có bao nhiêu thể?

Tùy theo tính chất, đặc điểm lâm sàng, người ta chia vẩy nến làm 2 thể chính: Thể thông thường và thể đặc biệt.
Trong thể thông thường, dựa vào kích thước, vị trí của thương tổn da, người ta phân làm các thể như: Thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng, vẩy nến ở đầu, vẩy nến đảo ngược, …

Thể đặc biệt ít gặp hơn nhưng nặng và khó điều trị hơn. Đó là các thể: Vẩy nến thể mủ, vẩy nến thể móng khớp, vẩy nến thể đỏ da toàn thân.

Bệnh tiến triển trong bao lâu?

Bệnh vẩy nến tiến triển lâu dài, nhiều đợt. Có khi sau một thời gian điều trị, bệnh ổn định, nhưng nếu không duy trì chế độ điều trị, sinh hoạt, làm việc hợp lý thì các thương tổn lại tái phát.

Điều trị bệnh vẩy nến như thế nào ?

Cho đến nay chưa có một phương pháp nào đặc hiệu để điều trị khỏi hoàn toàn bệnh vẩy nến. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhiều thuốc mới đã được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng rất tốt, bệnh ổn định lâu dài.

Điều trị tại chỗ: Bôi các thuốc sau đây:

+ Mỡ Salicylé 2%, 3%, 5% có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.
+ Mỡ Corticoid : Eumovate, Diprosalic, … có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm.

+ Mỡ có Vitamin A axit như: Differin, Isotrex, Erylick...: Có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.
+ bạn có thể dùng thêm thuốc đông dược để ngâm vùng bị vảy nến, và thuốc mỡ bôi để ngăn ngừa sự lây lan ở vùng bị tổn thương
Biều hiện ở bệnh nhân vẩy nến

Điều trị toàn thân:

Có thể dùng các thuốc sau đây:

+ Vitamin A axit: Soritane, Tigasone...

+ Methotrexate.

+ Cyclosporin...

Các thuốc này có tác dụng rất tốt, nhưng có nhiều tác dụng phụ như có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận, ... Vì vậy cần được chỉ định đúng và theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị.

- Corticoid và bệnh vẩy nến: Các Corticoid dùng đường uống (Prednisolone, Medrol...) hoặc tiêm tĩnh mạch (Methylprednisolone) đều có tác dụng tốt, nhanh. Nhưng chỉ nên áp dụng cho một số trường hợp đặc biệt trong một thời gian ngắn và phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Nếu lạm dụng dùng liều cao kéo dài bệnh sẽ tái phát nặng và có thể gây nhiều biến chứng trầm trọng.





Trị liệu bằng ánh sáng (Phototherapy)

Có thể phối hợp các phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau (UVA, UVB) cũng có kết quả rất tốt và kéo dài thời gian ổn định bệnh.

Đặc biệt hiện nay phương pháp PUVA (Psoralene Ultraviolet A) đang được áp dụng để điều trị bệnh vẩy nến các thể khác nhau và có kết quả rất khả quan.
Phương pháp sinh học (Biotherapy)

Trong những năm gần đây người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong điều trị bệnh vẩy nến như: Efanecept, Alefacept, Efalizumab,... Nhiều nước như Mỹ, Anh, Pháp, Úc... đã áp dụng phương pháp này và đạt kết quả tốt. Tuy nhiên phương pháp này vừa đắt tiền vừa có một số tác dụng phụ nên chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.

Chú ý:

Một điều vô cùng quan trọng là trong quá trình điều trị cần phải tư vấn cho bệnh nhân. Vì tiến triển của bệnh vẩy nến thất thường, dai dẳng nên cần khuyên bệnh nhân không được lơ là, tự động bỏ thuốc khi thấy thương tổn đã giảm. Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ chế độ điều trị theo từng giai đoạn bệnh, đồng thời phải hạn chế bia, rượu, thuốc lá, tránh các stress và điều trị triệt để các bệnh mạn tính khác nếu có. Có như vậy mới tránh được các biến chứng và bệnh sẽ ổn định.

Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

BỆNH VẨY NẾN ẢNH HƯỞNG TỚI SƯƠNG KHÔNG

Có, Bệnh vảy nến có liên quan và ảnh hưởng chung khoảng 10%-35% bệnh nhân. Một số trường hợp mặt bệnh khớp liên quan bệnh vảy nến được gọi là viêm khớp vảy nến.Bệnh nhân có thể viêm bắt kỹ khớp nào đặc biệt là khớp bàn tay, đầu gối, mắt cá chân. Viêm khớp vảy nến là hình thức phá hủy khớp và có thể được điều trị bằng thuốc để ngăn chặn tiến triển của bệnh.

Độ tuổi trung bình cho khởi đầu của viêm khớp vảy nến là 30- 40 tuổi. Trong hầu hết các trường hợp các triệu chứng ngoài da khởi phát trước sau đó mới đến khớp.

BỆNH VẨY NẾN Ở NGÓN TAY

Bệnh vảy nến chỉ có ảnh hưởng đến móng tay tôi

Có khoảng 78% bệnh nhân vẩy nến đã từng bị vẩy nến móng, có các triệu chứng lõm móng bất thường, có những mảng màu hồng trên nền móng và làm bong móng (tách móng ra khỏi nền móng) với đường viền đỏ (thường có viêm kèm theo) ở móng tay và móng chân.
 Việc bị vẩy nến móng tỉ lệ phục hồi lại móng như ban đầu rất thấp.
 Vì thế mục tiêu điều trị với những bệnh nhân bị vẩy nến móng là: Giúp cải thiện triệu chứng cũng như ngăn chặn lại làm cho tiến trình bệnh không nặng lên.
Vì vậy, đối với bệnh nhân vảy nến, nhất là các thể rộng và nặng, thầy thuốc phải động viên họ kiên trì điều trị, thậm chí chấp nhận "chung sống hòa bình với bệnh". Sự lo lắng, bi quan, căng thẳng thần kinh vì nó càng làm bệnh thêm phức tạp, hạn chế kết quả điều trị.
Bệnh nhân cần tránh chà xát mạnh lên tổn thương khi tắm rửa và bôi thuốc (có thể tắm bằng nước ấm, xà phòng, giúp bong vảy). Không tự ý dùng thuốc để đề phòng viêm da, kích ứng. Các thuốc như mỡ salicylic, crisofamic, gudron... nếu bôi rộng có thể gây nhiễm độc

các bạn có thể dùng các thuốc ngâm bằng đông y, và thuốc tuýp bôi từ đông y.

Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

BỆNH VẨY NẾN Ở MẶT



Trị bệnh vẩy nến dễ đến không ngờ



Bệnh vẩy nến là bệnh rối loạn tự miễn dịch phát tác khi hệ miễn dịch phát đi tín hiệu không đúng làm thúc đẩy sự phát triển của các tế bào biểu bì.

Đây là bệnh kinh niên khiến nhiều người mắc phải rất khổ sở, nhưng có rất nhiều cách giúp bạn làm giảm tình trạng bệnh một cách hiệu quả.

1. Dưỡng ẩm

Bước đầu tiên để trị dứt bệnh vẩy nến đó là dưỡng ẩm cho da. Đặc biệt trong các tháng mùa đông lạnh, bạn cần giữ cho da có đủ độ ẩm cần thiết để giảm thiểu những nốt mẩn đỏ, ngứa cũng như khô da. Hãy làm bạn với những loại kem dưỡng ẩm không mùi phù hợp với làn da của bạn.


2. Tắm muối biển

Tắm với muối biển là cách tuyệt vời để thư giãn và dưỡng da. Ngoài ra, bột yến mạch cũng là một loại “sữa tắm” tự nhiên vô cùng hiệu quả để làm dịu làn da bị tấy rát của bạn. Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy những người tắm với muối biển 10% khoảng 3-4 lần/tuần có thể cải thiện tình trạng nổi đỏ và ngứa rát một cách đáng kể. Không những vậy, tắm muối biển cũng hiệu quả tương tự với chứng mất ngủ, eczema và chứng viêm khớp.

3. Quả ô liu

Ăn quả ô liu tươi hoặc thoa dầu ô liu lên da là một cách tuyệt vời để “xử lí” bệnh vẩy nến. Dầu ô liu được biết đến như một chất dưỡng ẩm tự nhiên làm mềm mịn và dịu nhẹ với da. Quả ô liu và tinh chất dầu của nó giúp trị gàu, eczema, giảm nguy cơ mặc bệnh tim đồng thời còn giúp chữa trị các triệu chứng sau khi nhậu say. Vậy bạn còn chần chừ gì nữa?

4. Làm ẩm không khí

Dùng máy làm ẩm không khí là một giải pháp hữu hiệu nhất để tránh cho không khí trong ngôi nhà bạn không bị khô dẫn đến làn da bị mất độ ẩm tự nhiên. Không khí khô có thể làm tổn hại đến bất cứ loại da nào; đặc biệt với những người vốn có làn da khô sẽ rất dễ mắc bệnh vẩy nến. Vì vậy, hãy cân nhắc sắm một chiếc máy làm ẩm không khí bởi nó còn hiệu quả với những người bị bệnh khô mắt, làm giảm các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm cũng như tránh khô môi.

5. Tận hưởng ánh nắng mặt trời

Hãy ra ngoài và tận hưởng không khí tự nhiên cùng ánh nắng mặt trời sẽ giúp bạn lấy lại tâm trạng vui tươi đồng thời đó cũng là cách đơn giản nhất để trị bệnh vẩy nến. Tuy nhiên, bạn cần nhớ thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài. Hãy bắt đầu với 10 phút sau đó tăng dần thời gian lên 20-30 phút mỗi lần. Bạn nên cẩn thận khi ở quá lâu ngoài nắng sẽ làm da hư tổn và tư vấn ý kiến của bác sĩ bởi một số loại thuốc chống vẩy nến kích ứng với ánh nắng mặt trời.

6. Dấm táo

Dấm táo còn có công dụng bất ngờ trong việc giúp giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến. Do đó, bạn có thể ngâm các ngón tay và chân vào dấm táo hoặc tẩm bông với dung dịch dấm táo rồi thoa lên vùng da đó. Bạn có thể chuẩn bị dung dịch với công thức sau: 1 chén dấm táo với khoảng 3,8 lít nước, dùng một miếng vải sạch nhúng vào dung dịch và thoa đều lên da.

7. Màng nhựa bọc thực phẩm

Nghe có vẻ không mấy liên quan đến bệnh vẩy nến nhưng nhiều người đã thực hiện theo phương pháp này và hiệu quả khá khả quan. Sau khi thoa thuốc như thông thường, hãy dùng màng bọc thực phẩm cuốn kín vùng da đó lại. Việc này giúp thuốc dễ dàng thẩm thấu sâu vào da cũng như giữ cho vùng da đó được giữ ẩm tốt hơn.

8. Lô hội


Bạn có biết rằng cây lô hội có công dụng chữa bệnh vẩy nến hiệu quả không? Bạn có thể mua lá lô hội ở siêu thị hoặc cắt lá tươi ngay từ cây rồi thoa dịch đó lên da. Dịch lá lô hội thực sự là chất dưỡng ẩm hoàn toàn tự nhiên với tác dụng làm làn da khỏe mạnh hơn.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH VẢY NẾN



Bệnh vẩy nến là một loại bệnh không lây lan. Trừ khi bệnh xâm nhập xương khớp hoặc nhiễm độc, vẩy nến thường không gây ra ảnh hưởng xấu cho sức khỏe tổng quát. Nếu có, chỉ là một chút ảnh hưởng tâm lý, buồn phiền lo âu vì da chẳng giống ai.


Bệnh nhẹ khi dưới 2% da bị ảnh hưởng, trung bình khi da có dấu hiệu bệnh từ 3 đến 10% và nặng khi vẩy bao phủ 10% da.

Tế bào ở các vẩy tăng sinh rất mau, chưa kịp rụng đã ra lớp khác nên các vẩy chùm đè lên nhau. Bệnh gây khó chịu nhất khi xuất hiện ở da đầu, bìu dái, bàn tay, bàn chân và móng tay. Vẩy nến ở lòng bàn tay, bàn chân gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi đi đứng, lao động chân tay. Xương khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, lưng quần và cổ cũng thường bị ảnh hưởng và gây ra trở ngại di động, làm việc cho người bệnh.

Vẩy nến là bệnh mãn tính, tồn tại suốt đời. Bệnh nhân cần thường xuyên điều trị, đôi khi bệnh trầm trọng, cần nhập viện, y phí khá tốn kém.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh chưa được biết rõ. Có giải thích cho rằng bệnh gây ra do một sự nhầm lẫn của hệ miễn dịch, đặc biệt là các bạch cầu loại T. Bình thường, các tế bào này tuần hành theo máu khắp cơ thể để truy lùng, tiêu diệt các sinh vật hoặc hóa chất gây bệnh. Trong bệnh vẩy nến, bạch cầu T tấn công nhầm các tế bào biểu bì, tưởng chúng là thù địch. Bị kích thích, biểu bì tăng sinh rất nhanh trong vòng vài ba ngày, thay vì cả tháng như thường lệ. Không tróc kịp, các tế bào này và T cell xếp thành từng lớp vẩy trên da. Nguyên nhân của sự nhầm lẫn vẫn còn trong vòng bí mật và diễn tiến bệnh tiếp tục nếu không được điều trị. Cũng có giải thích bệnh có tính cách thừa kế di truyền và nhiều người trong một gia đình có thể cùng bị bệnh.

Một số yếu tố có thể khiến bệnh phát ra là:

-xúc động tâm lý mạnh ảnh hưởng lên hệ miễn dịch, có thể kích thích bệnh xuất hiện lần đầu hoặc tăng mức trầm trọng của bệnh đang tiến triển.
-chấn thương liên tục trên da như vết trầy, vết cắt, cháy da;
-nhiễm độc da hoặc cuống họng, nhiễm HIV
-tác dụng của một vài dược phẩm như thuốc chống sốt rét, thuốc trị tâm bệnh lithium, thuốc trị cao huyết áp loại beta blocker.
-tiêu thụ nhiều rượu hoặc thuốc lá
-mập phì
-thời tiết lạnh hoặc do một vài thực phẩm.

Vẩy nến không lây lan vì không phải là bệnh truyền nhiễm.

Mặc dù vẻ dáng vẩy coi “dị hợm”, nhưng người bệnh không là hiểm họa cho sức khỏe và sự an toàn của người khác.

Nguyên nhân làm bệnh vảy nến tái phát?

Trong khi những nguyên nhân tiềm tàng của bệnh vảy nến bắt nguồn từ hệ miễn dịch của cơ thể, những tác nhân kích thích nhất định có thể làm cho bệnh nặng hơn và tái phát. Bao gồm:

. Thời tiết khô và lạnh. Thời tiết như thế có thể làm da bạn bị khô, làm cơ hội cho bệnh tái phát cao hơn. Ngược lại, thời tiết nóng, nhiều nắng có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh ở đa số người.

. Căng thẳng. Mắc bệnh vảy nến có thể tự gây ra căng thẳng và bệnh nhân thường báo cáo rằng các triệu chứng của bệnh bộc phát đặc biệt trong suốt thời gian căng thẳng đó.

. Một số loại dược phẩm. Những loại thuốc nào đó, như là lithium (một cách điều trị phổ biến cho rối loạn lưỡng cực), thuốc sốt rét, và một vài loại thuốc beta-blocker (dùng để trị chứng cao huyết áp, bệnh tim, và một số chứng loạn nhịp tim) có thể làm bệnh vảy nến bộc phát.

. Nhiễm trùng hay bệnh. Những loại bệnh nhiễm trùng nào đó, như viêm họng hay viêm amiđan có thể gây bệnh vảy nến giọt (guttate psoriasis) và những loại bệnh khác. Bệnh vảy nến có thể nặng thêm ở những người mắc bệnh HIV.

. Tổn thương da. Ở một số người mắc bệnh vảy nến, tổn thương da – bao gồm đứt, bầm tím, bỏng, u bướu, tiêm chủng, vết xăm và những loại khác – có thể làm cho bệnh vảy nến bộc phát ở nơi bị tổn thương. Tình trạng này được gọi là “hiện tượng Koeboner”.

. Chất có cồn. Sử dụng chất có cồn có thể gia tăng nguy cơ tái phát bệnh, chí ít là ở đàn ông.

. Hút thuốc. Một số chuyên gia cho rằng hút thuốc có thể làm bệnh vảy nến nặng thêm.

Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

BỆNH VAY NẾN TOÀN THÂN





BÁC SĨ CHỮA BỆNH VẨY NẾN DA ĐÂU GIỎI NHẤT



Bị kỳ thị vì mang bệnh
Ông Nguyễn Văn Phú, 55 tuổi, ở Hà Nam bị bệnh vảy nến đã hơn 20 năm. Ông Phú kể lại, trước đây ông làm thợ xây nhưng không hiểu sao chỉ sau một đêm ngủ dậy, bỗng nhiên các khớp ngón tay bị sưng. Vào viện khám, các bác sỹ cũng chỉ cho uống thuốc viêm khớp. Được nửa năm, trên cơ thể ông bắt đầu xuất hiện các nốt đỏ bong tróc, sau dần cả người loang lổ những mảng đỏ, ngứa, bong vảy. Hết dùng thuốc Đông, Tây y… nhưng bệnh vẫn không khỏi.

Khi biết cơ thể ông nổi đầy nốt, mọi người xung quanh nghĩ ông bị HIV nên đã xa lánh. Quá sợ hãi, vợ con ông cũng từ bỏ ông. Vào BV Da liễu TƯ khám, ông được xác định là bị vảy nến. “Mấy năm trước tôi cũng đến BV Da liễu TƯ điều trị, toàn thân đã hết các nốt và giờ lại bị lại. Đến giờ thì các khớp bàn tay đã biến dạng khiến tôi hầu như không thể cầm, nắm được. Để lấy tiền chữa trị, đất cát gia đình đã lần lượt bán hết”, ông Phú cho biết.
Bị bệnh 6 năm, chị Nguyễn Thị Hoàn, 33 tuổi ở Hà Nội cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chị kể, sau một năm bị bệnh, chồng chị bỏ đi để lại cho chị nuôi hai đứa con nhỏ. Ban đầu khi mắc bệnh, dọc hai cánh tay chị xuất hiện những mảng tổn thương, lở loét. Chị đã đi chữa nhiều nơi, dùng cả thuốc của các thầy lang từ Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Nghệ An… nhưng các nốt vảy da không liền mà xuất hiện nhiều hơn. Có lúc chúng phát trên da đầu, bóc ra từng mảng trắng, ngứa ngáy thậm chí bốc mùi hôi khó chịu. Sau khi đến BV Da liễu TƯ khám, chị được xác định là bệnh vẩy nến nên đã yên tâm điều trị. Năm nào ít thì cũng 30 triệu, có khi mất tới 70 triệu đồng nhưng bệnh vẫn không khỏi.
TS Trần Văn Tiến, Phó Giám đốc BV Da liễu TƯ cho biết, thời gian gần đây có nhiều trường hợp vào viện vì biến chứng nặng do tự ý chữa trị bằng thuốc Đông y hay thuốc không rõ nguồn gốc, lạm dụng các thuốc chứa corticoit... khiến bệnh nặng thêm, nhiễm trùng, hoại tử.
Đàn ông mắc nhiều hơn phụ nữ
Theo ông Trần Hồng Trường, Chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam, mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh vảy nến, nhưng hay gặp nhất là lứa tuổi lao động, nam mắc nhiều hơn nữ. Bệnh vảy nến có hai thể là do bẩm sinh khi vừa sinh ra đã bị; phát bệnh khi đã 30 - 40 tuổi, thậm chí có người trên 50 tuổi mới biểu hiện bệnh.
Việt Nam có khoảng 2,5 triệu người mắc căn bệnh này. “Đây là bệnh mạn tính, làm tổn thương da và khớp của bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vảy da như vảy cá, gây ngứa. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da khuỷu tay, đầu gối, bụng, đầu. Nặng hơn nữa có thể vào móng, khớp, thường là các móng tay dày lên. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp…”, ông Trường cho biết.

TS Trần Văn Tiến cho biết, bệnh vảy nến có nhiều thể như vảy nến thể thông thường, thể ở lòng bàn chân, bàn tay, vảy nến da đầu, đỏ da toàn thân, vảy nến thể mủ, thể móng khớp... Các yếu tố có thể làm bệnh nặng hơn như: Nhiễm trùng, sang chấn tâm lý, một số thuốc corticorit, chế độ sinh hoạt, chấn thương… “Đặc biệt, những người bị stress thường dễ phát bệnh vảy nến hơn. Có những bệnh nhân sau khi đối mặt hoặc trải qua những cú sốc liên quan đến mất người thân, công việc… Có người được thăng tiến, vừa vui vẻ ăn nhậu chia vui với gia đình, bạn bè thì hôm sau toàn thân đã nổi nốt đỏ. Thực tế, mầm bệnh này đã tiềm ẩn trong người khi gặp yếu tố thuận lợi, nó mới phát ra”, BS Tiến giải thích.
Nhiều nghiên cứu đã cho rằng, vảy nến có thể liên quan chặt chẽ đến một số bệnh đe doạ đến tính mạng như tiểu đường, tim mạch, bệnh lupus, bệnh béo phì và có thể dẫn đến tử vong. Về thể chất, bệnh vảy nến mang đến sự khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn tại các tổn thương trên da gây nứt và chảy máu. Những người mắc bệnh này thường mặc cảm với bản thân, tự ti. Họ còn bị cộng đồng kỳ thị vì nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai và thậm chí cả HIV/AIDS.
Nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, gia truyền quảng cáo chữa khỏi vảy nến hoàn toàn là không chính xác. Song nếu biết cách phòng ngừa, bệnh có thể ít tái phát hoặc tái phát ở mức độ nhẹ để bệnh nhân có thể chung sống với bệnh một cách tốt nhất. Tinh thần thoải mái, chấp nhận sống vui vẻ với bệnh… bệnh sẽ nhẹ.

CHỮA BỆNH VẨY NẾN DA ĐẦU



PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH VẨY NẾN DA ĐÂU NHANH NHẤT

- Cách giúp giảm bệnh vẩy nến hiệu quả nhất được nhiều bác sĩ khuyên dùng là ngâm mình (hoặc phần da bị vẩy nến) trong nước ấm từ 10 đến 15 phút, sau đó bôi thuốc dưỡng ẩm làm mềm da để giúp da mềm và ẩm hơn.
- Dùng thuốc mỡ axit salixilic để làm mềm da và thuốc này cũng giúp bong các vẩy nến trên da.

vẩy nến ở tay

- Dùng kem chứa thành phần steroid cũng có hiệu quả, tuy nhiên vì loại này cũng có thể gây hại đến da nên cần được hỏi bác sĩ tư vấn xem có thích hợp với loại da của bạn không.
- Dùng thuốc mỡ chứa thành phần calcipotriene vì nó liên kết với vitamin D và cho kết quả tốt như kem hydrocortisone để điều trị vẩy nến.
- Thuốc mỡ có chứa thành phần nhựa than đá và dầu gội có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhưng thuốc này dễ gây tổn thương vùng da xung quanh. Thuốc này bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Thuốc mỡ Anthralin sau khi bôi khoảng 10 - 30 phút thì cho tác dụng làm bong các vẩy nến, tạo tế bào da mới và tế bào da bình thường. Tuy nhiên thuốc mỡ anthralin có thể làm da bạn bị tấy đỏ lên và phải sau vài tuần mới hết được.
- Đơn thuốc chứa vitamin A thì không có tác dụng bằng steroid nhưng phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì nên dùng thuốc này hơn. Tuy nhiên đơn thuốc chữa vẩy nến cần phải được tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Lưu ý khi chăm sóc da:
- Khi bạn phơi nắng, dù tia cực tím chưa đủ để làm cháy nắng làn da của bạn nhưng cũng đủ để gây thương tổn cho da, nhất là lúc này da bạn đang bị rối loạn điều tiết sinh ra bệnh vẩy nến. Vì vậy cần tránh tiếp xúc với tia cực tím càng nhiều càng tốt.
- Ngoài ra để tránh bệnh vẩy nến phát triển và lan rộng bạn cần tránh làm tổn thương da, côn trùng cắn, nhiễm vi khuẩn và vi rút, cháy nắng, stress, rượu và tăng cân.
- Nếu bệnh vẩy nến trở nên nặng và khó chữa thì có thể bạn chọn phương pháp dùng tia PUVA kết hợp với thuốc trị vậy nến. Tuy nhiên cách này có thể làm tăng nguy cơ ung thư da hơn là bạn dùng tia UVB để điều trị mà cũng cho kết quả tương tự.
Hãy đến khám bác sĩ nếu:
Bệnh vẩy nến của bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bạn ngừng dùng thuốc corticosteroid (thuốc hen). Có thể bạn cần một đơn thuốc khác để điều trị bệnh này.
Những tổn thương da của bạn không phản ứng lại với bất kỳ cách điều trị nào, thì cần phải kiểm tra lại những thương tổn dưới da.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị vẩy nến:
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh vẩy nến, nhưng hình thức thường được áp dụng vẫn là các loại thuốc có chứa corticosteroid. dù vậy hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn vì hai trở ngại cơ bản:
- Bệnh không dứt hẳn sau khi ngưng thuốc.
- Thuốc có nhiều phản ứng phụ tai hại không thua căn bệnh.
Hiện nay có khuynh hướng trở về với dinh dưỡng liệu pháp nhằm vận dụng hoạt chất dễ dung nạp trong thực phẩm để thay thế các chất dễ gây hại trong dược phẩm.
Thực phẩm ưu tiên:
Cá biển: loại có nhiều 3-Omega như cá hồi, cá thu, cá saba… Nghiên cứu cho thấy nếu dùng 150g mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục có thể giảm lượng thuốc corticosteroid đến phân nửa mà không mất hiệu năng của thuốc nhờ 3-Omega có tác dụng ức chế các chất sinh viêm trong bệnh vẩy nến như leucotriene 3 và 5.
Rau quả: có nhiều beta-carotin như trái bơ, cà rốt và đặc biệt là xoài để bảo vệ cấu trúc mong manh của da.
Mè đen: vừa chứa dầu béo có cấu trúc tương tự 3-Omega, vừa cung cấp sinh tố E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da.
Bông cải xanh: để bổ sung acid folic là tác nhân sinh học giữ vai trò quan trọng trong tiến trình tổng hợp kháng thể. Chất này lại rất dễ thiếu trong bệnh vẩy nến.
Nghêu sò: nhằm cung ứng kẽm, khoáng tố tối cần thiết không chỉ cho da mà cho sức đề kháng. Người bị vẩy nến không nên có định kiến phải tránh hải sản vì sợ đó là các món ăn vào thêm ngứa. Quan điểm đó chỉ đúng nếu người bệnh dị ứng với hải sản nào đó.
Chế độ ăn chay sẽ rất tốt cho người bị bệnh vẩy nến.
Và hạn chế:
Thịt, sữa, trứng: vì chứa nhiều arachidon là chất xúc tác cho phản ứng viêm tấy không chỉ ngoài da, mà trong khớp, trên thần kinh ngoại biên…
Rượu bia: vì độ cồn là đòn bẩy cho phản ứng thoái biến các loại chất đạm có tác dụng sinh dị ứng. Hơn nữa, tiến trình giải độc rượu của gan bị trì trệ rất nhiều ở người có cơ địa vẩy nến.
Hạn chế sử dụng các loại thức ăn tanh, tươi sống.
Kết luận:
chè xanh

Vẩy nến là bệnh hơi khó trị, cần kiên nhẫn. Bác sĩ lo chọn lựa thuốc, bệnh nhân cũng cần hợp tác với bác sĩ và tự chăm sóc bệnh của mình.
- Tắm mỗi ngày để loại bỏ vẩy bám trên da. Tránh nước quá nóng, xà bông quá mạnh làm da thêm khô ngứa. Lau da nhẹ nhàng tránh gây tổn thương thêm.
- Pha dầu tắm như Epson, Dead Sea salt, dầu thực vật trong bồn nước, ngâm mình khoảng 15 phút cho da mềm.
- Ngay sau khi tắm, da còn hơi nước, thoa các loại kem làm ẩm da. Mùa lạnh khô, cần thoa kem làm ẩm da nhiều lần trong ngày.
-Nhớ thoa và dùng thuốc trị bệnh do bác sĩ chỉ định.
- Giữ hẹn tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển bệnh, thay đổi trị liệu.
- Phơi nắng nhẹ cũng giúp phần nào nhưng đừng để da cháy nắng.
- Tránh gãi chỗ ngứa. Giữ da ấm.
- Tìm hiểu thêm về bệnh để biết cách chăm sóc, tránh tái phát hoặc trầm trọng hơn.
- Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với Vẩy Nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa, nhưng không gây hậu quả hiểm nghèo như nhiều bệnh khác.

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

CHỮA BỆNH VẢY NẾN BẰNG THUỐC ĐÔNG Y

>> bài thuốc đông y chữa vẩy nến hiệu quả

Theo thống kê của viện da liễu Việt Nam, hiện nay tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh ngoài da đang tăng rất nhanh, đặc biệt ở chủng bệnh vẩy nến á sừng – một loại bệnh rất khó chữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ. Thay vì sử dụng thuốc Tây để trị bệnh và sống chung với căn bệnh này cả đời, bạn hoàn toàn có thể tìm đến các bài thuốc chữa bệnh vảy nến bằng Đông y dưới đây.
vảy nến toàn thân
Bệnh vẩy nến là một loại bệnh tự miễn gây ra do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể. Vảy nến có màu trắn hoặc hồng, xuất hiện nhiều trên da đầu, khửu tay, đầu gối, trường hợp nặng vảy nến có thể “mọc” trên toàn thân. Với cơ chế tạo ra vảy là do lớp tế bào thượng bì tạo thành một màn ngăn bám trên chặt trên da, lớp màn này sinh sôi nhanh gấp 10 lần so với bình thường nhưng lại chết ngay. Tuy nhiên, thay vị tự mất đi như các tế bào chết thông thường thì nó lại nổi lên trên da như vảy cá.Triệu chứng có thể nhìn thấy của bệnh là hiện tương “bong vẩy” trên da người.
bệnh vẩy nến
Vẩy nến nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sinh hoạt hàng ngày cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân. Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến mà chỉ có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Thông thường cứ tới mùa đông, thời tiết khô hanh, tạo môi trường thuận lợi cho bệnh phát triển bệnh lại tái phát. Nhưng trong Đông y đã có những bài thuốc chữa bệnh vảy nến khỏi 100%, không tái phát lại và đã được chứng thực trong nhiều trường hợp.

Bài thuốc 1: Thuốc chữa bệnh vẩy nến của bác sĩ phượng

Thành phần: rễ cây núc nác 1 nắm, sinh địa 10 củ đập nát, thạch tín một lượng nhỏ và phải tán nhỏ, dấm chua 1 bát (200ml). Tất cả bỏ vào lọ, lấy bùn trát kín, đun cách thuỷ 10 giờ, rồi đem ra ngửi. Không để thuốc vào mắt, mặt ( vì thạch tín là thuốc độc bảng A).

Bài thuốc chữa bệnh vảy nến này tuy đã rất lâu đời, nhưng hiệu qua của nó thì chưa bao giờ giảm. Yếu tố quyết đinh khi bạn chọn bài thuốc này là phải kiên trì, thì chắc chắn sẽ trị khỏi hoàn toàn bệnh vảy nến.
thuốc đông y trị vẩy nến




Bài thuốc 2: Hoàng kỳ Quế Chi thang

Thành phần: Hoàng kỳ 50g, Quế chi 15g, Đương qui 15g, Phòng phong 15g, Liên kiều 15g, Cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 2 lần.

Theo như kết quả thu được có tới 97% bệnh nhân bị vảy nến đã khỏi hoàn toàn khi sử dụng bài thuốc chữa bệnh vảy nến trên trong 42 ngày điều trị.