Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

BỆNH VẢY NẾN CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG


Bệnh vảy nến không thể chữa khỏi hoàn toàn. Đã vậy, khi người bệnh càng lo lắng về bệnh tật thì tình trạng bệnh lại càng nặng thêm


vảy nấn ở đùi
Gần 10 năm bị bệnh vảy nến, ông Nguyễn Tân S, 58 tuổi, ở Hà Nội, tốn không biết bao nhiêu tiền để chữa căn bệnh này. Ông S. chỉ là một trong số gần 2,5 triệu người Việt Nam mắc bệnh vảy nến và không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Stress làm bệnh nặng thêm

Ông S. kể từ khi phát hiện mắc bệnh vảy nến, ông đã vào Nam, ra Bắc, tìm thầy, tìm thuốc chữa bệnh. Mấy tháng trước, nghe đồn có thầy lang ở Trung Quốc chữa khỏi bệnh với giá 20 triệu đồng, ông sang tận nơi đặt cọc 10 triệu đồng lấy thuốc lá uống, thuốc tắm, rồi bôi nhưng sau 1 tháng điều trị, bệnh ngày càng nặng. Ông S. trở lại Bệnh viện Da liễu Trung ương trong tình trạng các khớp tay biến dạng, 2 tay và ngực xuất hiện nhiều mảng đỏ, các móng tay bị ăn khuyết dần. “Mỗi khi thay đổi thời tiết, bệnh càng nặng hơn. Mắc bệnh này khổ lắm, chân tay, người ngợm đầy ghẻ lở. Người thân nhìn mình cũng sợ…” - ông S. than.
Được chẩn đoán mắc bệnh vảy nến thể nhẹ cách đây 2 năm nhưng chỉ sau những đêm thức trắng vì buồn chuyện gia đình, toàn thân chị Trần Thanh H., 38 tuổi, ở Quảng Ninh, loang lổ những mảng đỏ, bong vảy, ngứa ngáy, mắt mũi sưng húp.
 
Ngoài ra, tác động từ môi trường sống như stress, chấn thương, nhiễm khuẩn, sự thay đổi của thời tiết… cũng làm bệnh tái phát hoặc trầm trọng thêm. “Đặc biệt, những người bị tress thường dễ phát bệnh vảy nến hơn. Có những bệnh nhân sau khi đối mặt hoặc trải qua những cú sốc liên quan đến mất người thân, công việc… thì bỗng dưng mắc bệnh vảy nến. Thực tế, mầm bệnh này đã tiềm ẩn trong người rồi, khi gặp yếu tố thuận lợi, nó mới phát ra” - BS Tiến giải thích.

Dễ nhầm với giang mai và AIDS

Ông Trần Hồng Trường, Chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam, cho biết vảy nến là bệnh mạn tính, làm tổn thương da và khớp của bệnh nhân. Triệu chứng của bệnh là các tế bào da chết dày lên, da khô, xuất hiện các nốt vảy da như vảy cá, gây ngứa. Thời gian đầu, người bệnh thường bị tổn thương ở vùng da đầu, khuỷu tay, đầu gối, bụng, vùng hông. Nặng hơn nữa có thể vào móng, vào khớp, thường là các móng tay dày lên. Khi bệnh tiến triển nặng có thể lan ra toàn thân. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh có thể biến chứng sang các bệnh đỏ da toàn thân, viêm đa khớp… “Bệnh thể hiện là những tổn thương trên da nên người mắc bệnh này thường xấu hổ và tìm cách che giấu làn da của mình. Nhìn qua dễ bị nhầm với các bệnh truyền nhiễm khác như phong, giang mai, thậm chí cả HIV/AIDS” - BS Trường nói.

Giới chuyên môn khẳng định vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm nên không thể lây lan. Thế nhưng, bệnh này làm bệnh nhân xấu đi và người mắc bệnh rất mặc cảm. Chính tâm lý tự ti, chán nản, stress về bệnh càng làm cho các đợt cấp tái phát nhanh hơn, trầm trọng hơn.
“Người Việt có tâm lý cứ “có bệnh là vái tứ phương” nhưng mất tiền, thậm chí rất nhiều tiền, cũng không thể khỏi dứt điểm với bệnh vảy nến” - BS Trường nhấn mạnh. Theo BS Trường, có rất nhiều trường hợp bị biến chứng nặng do tự ý sử dụng thuốc đông y hay thuốc không rõ nguồn gốc, đặc biệt là dùng thuốc có corticoid dạng tiêm để chữa bệnh vảy nến. Tiêm thuốc này vào có thể một vài tuần sau đó bệnh hết ngay, gần như người bình thường nhưng vài tháng sau, rất nhiều trường hợp bệnh trở lại rất nặng.


“Chỉ có duy nhất đó là “bài thuốc” tinh thần, là người bệnh hãy chấp nhận nó, sống vui vẻ với nó, bệnh sẽ nhẹ đi. Nếu biết cách phòng ngừa, bệnh có thể ít tái phát hoặc tái ph


vẩy nến ở ngực
át ở mức độ nhẹ để bệnh nhân có thể chung sống với bệnh một cách tốt nhất. Hơn nữa, để chữa được bệnh, 50% không phải do bác sĩ mà do tâm lý của người bệnh” - chủ tịch Chi hội Vảy nến Việt Nam chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét